Bệnh tiểu đường là căn bệnh khá phổ biến, đặc biệt thường xảy ra ở những người thừa cân, béo phì ít vận động hoặc làm việc văn phòng. Bài viết này của B.U sẽ giúp bạn giải đáp một số thắc mắc về triệu chứng và chế độ ăn đối với căn bệnh này, cùng tham khảo nhé!
- Muốn Cơ Thể Thon Gọn, Nàng Mập Nhất Định Phải Nằm Lòng 7 Quy Tắc Này
- Muốn Giảm Cân Bằng SaLad? Hãy Chọn Đúng Những Nguyên Liệu Này Nếu Không Muốn Phản Tác Dụng
- Tuyệt Chiêu Phối Đồ Thu Đông Giúp Nàng Mập Che Khuyết Điểm Hoàn Hảo
- 10 Món Soup Ngon Không Tưởng Giúp Nàng Giảm Cân Hiệu Quả
- Giảm Cân Sau Sinh: Nhanh, Hiệu Quả, Mà Vẫn Đảm Bảo Đủ Sữa Cho Con
Bệnh tiểu đường là gì?
Về cơ bản, bệnh tiểu đường xảy ra khi lượng đường trong máu tăng cao vượt mức cho phép. Tùy vào kết quả xét nghiệm, mức độ nguy hiểm và tình trạng của người bệnh mà tiểu đường được chia làm 4 dạng chính: Tiểu đường type 1, tiểu đường type 2, tiểu đường thai kỳ và tiền tiểu đường.
Nếu không phát hiện sớm và điều trị tốt, bệnh tiểu đường có thể biến chứng thành các căn bệnh nguy hiểm khác liên quan đến tim mạch, mắt, thận, thần kinh, lâu dần có thể dẫn đến tử vong.
Triệu chứng bệnh tiểu đường
Người mắc bệnh tiểu đường sẽ thường xuyên xuất hiện những triệu chứng sau:
- Thường xuyên khát nước, kéo dài liên tục trong cả ngày dài đặc biệt là vào ban đêm
- Đi tiểu quá nhiều lần dẫn đến cơ thể mệt mỏi và thiếu nước nghiêm trọng
- Cân nặng bị giảm sút nhiều và đột ngột
- Cảm giác đói khiến người mệt mỏi hơn bình thường
- Da ngứa râm ran, khô rát
- Nếu bị trầy da, đứt tay rất lâu lành
- Dễ bị nhiễm trùng da
- Thị lực suy giảm, mọi vật xung quanh đều mờ dần
- Cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, khó chịu
- Tê bì, sưng mỏi chân tay
Nếu thấy cơ thể xuất hiện những biểu hiện trên, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để khám và chữa trị kịp thời nếu không may mắc phải bệnh tiểu đường. Đừng coi thường đây là căn bệnh đơn giản, Chỉ trong thời gian ngắn, nó có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn đấy!
Người bị tiểu đường nên ăn gì?
Người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn các thực phẩm có chứa tinh bột, chất béo bão hòa, tuyệt đối tránh xa thực phẩm chứa nhiều đường (ngọt) và bia rượu. Thay vào đó, hãy ăn nhiều rau xanh và trái cây.
Nhiều người tưởng rằng trái cây chứa vị ngọt sẽ làm tăng đường huyết, khiến tình trạng bệnh tồi tệ hơn. Tuy nhiên thực tế đó là một quan điểm sai lầm. Trái cây không chỉ kiểm soát tốt đường huyết mà còn cung cấp thêm vitamin và khoáng chất cho cơ thể, giúp cơ thể không bị thiếu chất dù đã hạn chế nhiều thực phẩm bổ dưỡng khác.
Vậy, người bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì? Cùng B.U tham khảo một số loại quả điển hình nhé!
Quả mâm xôi, việt quất
Mâm xôi và việt quất là hai loại quả chứa oxy hóa, nhiều chất xơ, lượng tinh bột thấp và các vitamin bổ dưỡng khác phù hợp với người bệnh tiểu đường.
Hai loại quả này đều có vị ngọt thanh vừa phải, mỗi ngày, bạn nên ăn một lượng phù hợp để bổ sung các vitamin cần thiết cho cơ thể.
Quả táo
Táo chứa nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa, theo một số nghiên cứu khoa học, lượng vitamin C trong táo thậm chí còn nhiều hơn các loại quả có múi như cam, quýt. Ngoài những công dụng như: chữa chứng thiếu máu, tăng cường hệ miễn dịch…táo còn có thể ngăn ngừa lượng đường huyết tăng cao nhờ lượng Pectin và chất xơ hòa tan có trong đó.
Quả bưởi
Bưởi được đánh giá là loại quả tốt nhất dành cho bệnh nhân tiểu đường. Nhờ những dưỡng chất như calcium, beta carotene, sắt, vitamin B1, C… chứa trong đó đã giúp kiểm soát bệnh tiểu đường một cách hiệu quả nhất. Theo chuyên gia, bệnh nhân tiểu đường nên đưa bưởi vào thực đơn hàng ngày nếu không muốn tình trạng bệnh ngày càng xấu đi.
Quả đu đủ
2 miếng là số lượng đu đủ cần thiết mà một bệnh nhân tiểu đường nên ăn mỗi ngày. Đu đủ có thể giúp ngừa lượng đường trong máu tăng cao, đồng thời giúp kiểm soát chỉ số cholesterol, ure, axit uric trong máu. Nếu thèm ngọt, bạn có thể ăn đu đủ như một thực phẩm thay thế bởi nó cũng có vị ngọt rất ngon miệng đúng không nào?
Hi vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đối với bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!